
Ngày nay, các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm nhằm tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực ngành Quan hệ công chúng, giúp các bạn trẻ có nhiều "đất diễn" để phát huy năng lực. Tuy nhiên, trước khi quyết định theo đuổi ngành học này, nhiều bạn vẫn còn băn khoăn: “Có nên học ngành Quan hệ công chúng không?” Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang đến góc nhìn tổng quan về cơ hội nghề nghiệp, giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp cho tương lai.
Học ngành Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Ngành PR (Quan hệ công chúng) mang đến cơ hội nghề nghiệp đa dạng, phù hợp với nhiều sở thích và kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những lựa chọn tiêu biểu mà bạn có thể hướng tới sau khi tốt nghiệp:
-
Chuyên viên PR, marketing, quản lý dự án: Bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược truyền thông, thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu, và quản lý các dự án liên quan đến tiếp thị và truyền thông. Công việc này đòi hỏi khả năng lập kế hoạch chi tiết, phân tích thị trường và quản lý ngân sách hiệu quả.
-
Phát ngôn viên, MC, chuyên viên tổ chức sự kiện: Đây là những vị trí năng động, yêu cầu khả năng giao tiếp xuất sắc và sự tự tin khi đứng trước công chúng. Công việc bao gồm việc tổ chức, quản lý và điều phối các sự kiện nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu, tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.
-
Phóng viên, biên tập viên: Làm việc tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hoặc các nền tảng truyền thông số. Bạn sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung, biên tập thông tin, và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả tới công chúng.
-
Chuyên viên quản lý khủng hoảng: Đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các tình huống bất ngờ, giúp tổ chức duy trì hình ảnh tích cực trước công chúng. Đây là lĩnh vực đòi hỏi khả năng ứng biến nhanh và tư duy chiến lược.
-
Cán bộ nghiên cứu hoặc giảng dạy: Với nền tảng kiến thức vững chắc, bạn có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu hoặc trở thành giảng viên tại các trường đại học, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với thế hệ trẻ.
-
Chuyên viên phát triển nội dung trên mạng xã hội: Trong bối cảnh số hóa, mạng xã hội là công cụ quan trọng để kết nối với công chúng. Làm việc ở vị trí này, bạn sẽ tạo và quản lý nội dung truyền thông, đồng thời tối ưu hóa chiến lược kỹ thuật số để tăng cường hiệu quả truyền thông.
-
Chuyên viên xây dựng thương hiệu: Vai trò này tập trung vào việc định hình và phát triển giá trị thương hiệu, giúp tổ chức xây dựng lòng tin từ khách hàng và đối tác.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quan hệ công chúng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc
Nhanh tay đăng ký để nhân học bổng 25% học phí toàn khóa

Các trường đại học uy tín đào tạo ngành Quan hệ công chúng
Tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh, ngành Quan hệ công chúng hệ đại học có nhiều trường đại học đào tạo với chương trình học đa dạng và chất lượng. Dưới đây là một số trường bạn có thể tham khảo:
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF): UEF đào tạo ngành Quan hệ Công chúng theo phương pháp hiện đại, gắn liền với thực tiễn, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn, giúp sinh viên dễ dàng hội nhập quốc tế.
- Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH): HUTECH đào tạo ngành Quan hệ Công chúng thông qua Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, cung cấp chương trình học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên phát triển kỹ năng truyền thông, tổ chức sự kiện và quản lý quan hệ công chúng.

HUTECH là một trong những trường Đại học uy tín đào tạo ngành Quan hệ công chúng
Sinh viên theo học ngành Quan hệ công chúng được trang bị đầy đủ kiến thức đại cương cũng như chuyên sâu về ngành học. Cung cấp những kiến thức nền tảng về quan hệ công chúng: lịch sử - chinh trị thể giới hiện tại; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế, kiến thức cơ bản về luật quốc tế; chính sách đối ngoại của Việt Nam và các nước trên thế giới; kiến thức về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị nghiệp vụ ngoại giao, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động đối ngoại, kỹ năng tổ chức, quản lý, giám sát, tham mưu, tư vấn về đối ngoại và hợp tác quốc tế…
Giờ thì các bạn chỉ việc cố gắng “dùi mài kinh sử” để đạt được điểm số cao nhất, vào được ngôi trường mình mong muốn mà không cần phải băn khoăn về việc có nên học ngành Quan hệ công chúng không? Để tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến ngành như: phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, cơ hội việc làm,… các bạn có thể vào website, fanpage của trường Đại học mình quan tâm để xem xét thật kỹ lưỡng nhé.
Xem thêm

TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
MỜI BẠN XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN