





Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao. Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, dù thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, đều cần đội ngũ chuyên viên CNTT để vận hành và phát triển hệ thống công nghệ.
Bên cạnh đó, phạm vi ứng dụng của CNTT rất rộng, giúp sinh viên có thể linh hoạt lựa chọn hướng đi phù hợp với thế mạnh và sở thích của mình. Nhờ đó, ngành CNTT mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, từ lập trình phần mềm, quản trị hệ thống, bảo mật thông tin đến trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và chuyển đổi số.
Học Công nghệ Thông tin (CNTT), bạn có thể làm việc tại các công ty chuyên về công nghệ hoặc bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào có nhu cầu về CNTT. Thậm chí, bạn có thể trở thành chuyên gia IT tự do (freelancer) – một xu hướng nghề nghiệp đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Nhin chung những công việc sau khi tốt nghiệp ngành CNTT các bạn có thể làm:
Các công ty phần mềm: Phát triển phần mềm là lĩnh vực mũi nhọn tại Việt Nam, thu hút lượng nhân lực đông đảo nhất. Bạn có thể làm lập trình viên, kiểm thử phần mềm (QA/QC), phát triển ứng dụng di động, website,...
Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa thiết bị phần cứng: Đây là lĩnh vực dành cho những bạn có đam mê với phần cứng, có khả năng chế tạo, sửa chữa, lắp ráp các thiết bị máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý,...
Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp CNTT: Đây là lĩnh vực tiềm năng nhưng đầy thách thức, yêu cầu chuyên gia phải có kiến thức cả về phần cứng và phần mềm, có thể tư vấn, thiết kế các giải pháp công nghệ trọn gói cho doanh nghiệp.
Các công ty về mạng và an ninh mạng: Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), các công ty chuyên về bảo mật, an ninh mạng đang rất cần nhân lực để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, phòng chống virus, hacker, mã độc và bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau
Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học ứng dụng hệ thống máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, cài đặt, truyền tải và thu thập thông tin. Những người làm việc trong lĩnh vực này, hay còn gọi là IT (Information Technology), có nhiệm vụ phát triển, sửa chữa và tạo ra các giải pháp công nghệ, đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin của cá nhân và tổ chức, từ đó tối ưu hóa hiệu quả công việc.
Khi theo học ngành CNTT, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về:
Những kiến thức này giúp sinh viên:
Với "cơn khát" nhân lực chất lượng cao, sinh viên ngành Công nghệ thông tin luôn được các nhà tuyển dụng "săn đón" tại các ngày hội việc làm, đặc biệt là tại các trường đại học uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Xem thêm
>> Ngành Công nghệ thông tin
>> Có nên học ngành Công nghệ thông tin?
>> Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?
>> Thời gian học ngành Công nghệ thông tin trong bao lâu?
>> Học ngành Công nghệ thông tin thực hành, thực tập ở đâu?
>> Để xét tuyển ngành Công nghệ thông tin cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Công nghệ thông tin có dễ xin việc làm không?
>> Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
>> Học ngành Công nghệ thông tin ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin?
>> Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Công nghệ thông tin thi khối (tổ hợp) nào?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu