
Nếu bạn đang có ý định chọn ngành này cho tương lai của mình, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn của bạn về ngành Luật, giúp bạn định hướng tốt hơn cho tương lai của mình.
Để có thể tìm hiểu được “Cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật”, trước hết chúng ta cần biết khái niệm của ngành Luật là gì? Ngành Luật là ngành tương đối rộng, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chúng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Ngành Luật là ngành tương đối rộng, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định
Khi theo học ngành Luật, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn áp dụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự và hành chính nhà nước. Chẳng hạn, bạn sẽ tìm hiểu về Luật Dân sự với các nội dung như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, tố tụng dân sự, đồng thời nắm vững lý luận về Nhà nước và pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, khoa học quản lý nhà nước, điều hành công sở, cũng như công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Bên cạnh đó, học ngành Luật không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như tư duy logic, khả năng lập luận sắc bén, viết luận chặt chẽ, xử lý thông tin nhanh, ghi nhớ hiệu quả và đánh giá rủi ro chính xác.
Để làm nghề luật bạn phải có những kiến thức pháp luật cơ bản ở trình độ cử nhân luật trở lên. Tức là các bạn phải tốt nghiệp những cơ sở đào tạo chuyên ngành luật như: Đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM , Đại học Luật TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),…
Nhanh tay đăng ký để nhận học bổng 25% học phí toàn khóa
Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo Nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành Luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2025, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo...
Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình
Trong chương trình của ngành Luật, sinh viên không chỉ tìm hiểu về luật không, mà sẽ có kết hợp với nhiều lớp học khác nhau để hỗ trợ cho chuyên ngành chính nên bạn có thể tận dụng lợi thế của các lớp học về luật kinh doanh, ngôn ngữ, tin học văn phòng để bổ sung cho những kĩ năng nghề nghiệp và tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hy vọng rằng những thông tin mà HUTECH cung cấp cho bạn không chỉ giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về Cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật, mà còn giúp bạn hình dung, định hướng tốt hơn cho sự nghiệp tương lai của mình sắp tới. Chúc tất cả các bạn thành công!
Xem thêm
>> Ngành Luật
>> Có nên học ngành Luật hay không?
>> Ngành Luật là gì? Ra trường làm gì?
>> Để xét tuyển ngành Luật cần học tốt môn nào?
>> Thời gian học ngành Luật trong bao lâu?
>> Học ngành Luật thực hành, thực tập ở đâu?
>> Học ngành Luật có dễ xin việc làm không?
>> Cơ hội việc làm ngành Luật?
>> Học ngành Luật ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Luật?
>> Ngành Luật xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Ngành Luật xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Luật thi khối (tổ hợp) nào?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu