
Ngành Marketing luôn là một ngành học đầy thú vị và thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Do đó “Học ngành Marketing có dễ xin việc làm không?” cũng là câu hỏi chung mà các thí sinh và phụ huynh đặt ra khi lựa chọn ngành này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để giải đáp thắc mắc này nhé.
Marketing là ngành học và hoạt động kinh doanh xoay quanh việc hiểu, đáp ứng nhu cầu khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ thông qua tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Không chỉ dừng ở quảng bá, Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược sản phẩm, định giá, phân phối và truyền thông nhằm tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Trong thời đại số, Marketing còn tích hợp công nghệ như AI, dữ liệu lớn để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh.
Ngành Marketing đóng vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ, giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường. Theo báo cáo từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, ngành này cần hơn 21.600 lao động mỗi năm đến 2025, với nhu cầu cao ở các vị trí như chuyên viên Marketing số, quản lý thương hiệu. Các trường như Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Tài chính - Marketing (UFM) đào tạo sinh viên từ phân tích dữ liệu, lập kế hoạch chiến dịch đến kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, đáp ứng xu hướng nghề nghiệp năng động.
Ngành Marketing luôn là một ngành học đầy thú vị và thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ
Đặc biệt, tại HUTECH, chương trình Marketing được thiết kế thực tiễn, lồng ghép các dự án với doanh nghiệp như Tiki, Shopee, và các buổi workshop với chuyên gia từ Google, Meta. Sinh viên được tiếp cận công cụ hiện đại như Google Ads, CRM, cùng cơ hội thực tập tại các agency lớn. Với sự phát triển của Marketing số và thương mại điện tử, ngành này không chỉ đòi hỏi sáng tạo mà còn yêu cầu kỹ năng phân tích dữ liệu, hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở cho những ai đam mê.
Cử nhân tốt nghiệp ngành Marketing, tùy vào trình độ ngoại ngữ và kỹ năng cơ bản mà các bạn sinh viên có thể làm việc tại các công ty trong và ngoài nước như: Doanh nghiệp liên doanh, liên kết, tập đoàn đa quốc gia; công ty truyền thông, tổ chức sự kiện; công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo; công ty nghiên cứu thị trường; các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Marketing...
Marketing được ứng dụng trong mọi ngành nghề, mọi công ty cho nên tiềm năng nghề nghiệp là không giới hạn. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội trong lĩnh vực Marketing với những vị trí công việc sau đây:
Nhà phân tích thị trường, Giám sát nghiên cứu thị trường, Giám đốc nghiên cứu thị trường, … (mảng nghiên cứu thị trường).
Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu, Quản lý nhãn hàng, Quản lý sản phẩm, ... (mảng quản trị thương hiệu).
Account Management, Account Planners, Media Buyer, … (mảng quảng cáo).
Promotions Director, Promotions Assistant, … (mảng hoạt động xúc tiến).
Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, … (mảng quan hệ công chúng).
Giảng dạy ngành Marketing tại các trường đại học, cao đẳng…
Marketing đang là một trong những ngành có mức lương đáng “mơ ước” của nhiều bạn trẻ
Theo thống kê của Adecco Vietnam, tùy vào kinh nghiệm và vị trí, mức lương ngành Marketing giao động khá lớn, từ mức thấp nhất là 8 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng. Có thể nói Marketing đang là một trong những ngành có mức lương đáng “mơ ước” của nhiều bạn trẻ.
Marketing là ngành đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và không ngừng học hỏi. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, Marketing còn đòi hỏi người học phải có kỹ năng và các yếu tố khác như đam mê, tố chất phù hợp… Do đó, để thành công trong nghề bạn phải luôn cố gắng rèn luyện để phát triển và nâng cao bản thân.
Mong rằng với những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc “Học ngành Marketing có dễ xin việc làm không?”. Tuy nhiên cho dù bạn theo học ngành nào, lựa chọn nghề nghiệp nào thì cơ hội việc làm cũng tùy thuộc vào khả năng chuyên môn và thái độ của bạn. Do đó, ngay từ bây giờ bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về ngành muốn theo học từ môi trường học tập đến tố chất của ngành để có một quyết định phù hợp nhất nhé. Chúc bạn thành công!
Xem thêm
>> Ngành Marketing
>> Ngành Marketing có bị thay thế bởi công nghệ AI hay không?
>> Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?
>> Học ngành Marketing ở đâu?
>> Cơ hội việc làm ngành Marketing
>> Có nên học ngành Marketing không?
>> Ngành Marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Học ngành Marketing ra trường dễ xin việc làm không?
>> Thời gian học ngành Marketing trong bao lâu?
>> Ngành Marketing xét tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Marketing cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Marketing thực hành, thực tập ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Marketing?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Marketing thi khối (tổ hợp) nào?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu