Ngành Khoa học dữ liệu
Khoa học dữ liệu bao gồm các yếu tố chính như: Dữ liệu, Lập trình (Python và R), Thống kê và Xác suất, Học máy và Dữ liệu lớn, và nhiều lĩnh vực khác. Để có thể lập trình và phân tích dữ liệu, cần dựa vào ba nguồn tri thức chính: Toán học (thống kê toán học), Công nghệ thông tin (máy học), và Tri thức chuyên ngành ứng dụng. Các lĩnh vực quan trọng trong khoa học dữ liệu bao gồm: Khai thác dữ liệu (Data Mining), Thống kê (Statistics), Học máy (Machine Learning), Phân tích (Analytics) và Lập trình (Programming).
Ngành Khoa học dữ liệu gồm các phần chính: Dữ liệu, Lập trình (Python và R), Thống kê và Xác suất...
Có các môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành này phải kể đến như: Toán rời rạc, Toán đại số, Giải tích, Tổng quan khoa học dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Tương tác người – máy, Phân tích dữ liệu, Tổng quan cơ sở dữ liệu. Giống như những thí nghiệm của các ngành khác, ngành Khoa học dữ liệu sẽ yêu cầu bạn phải quan sát, đặt câu hỏi, đặt ra các giả thuyết, tạo ra được các bài kiểm tra và phân ích đưa ra kết quả. Vì vậy, mục đích của Khoa học dữ liệu là đưa ra một lượng lớn dữ liệu chưa qua xử lý, làm thế nào để định vị được mô hình kinh doanh, lập thống kê dữ liệu giúp các tổ chức giảm chi phí, quan sát và nhìn nhận các rủi ro trên thị trường, tập hợp nhiều dữ liệu để giúp tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhanh tay đăng ký để nhận học bổng 25% học phí toàn khóa
Trong cuộc chạy đua công nghệ số, hầu hết các doanh nghiệp đều cần tập hợp nhiều nguồn dữ liệu để họ có thể tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cao. Ở các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu nguồn nhân sự phải có vốn hiểu biết sâu về khoa học dữ liệu, vậy "Ngành Khoa học dữ liệu ra trường làm gì?" Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Khoa học dữ liệu sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau như:
Làm việc tại các công ty, tập đoàn về viễn thông, phần mềm với các vị trí như bộ phận IT, quản trị dữ liệu tại các doanh nghiệp, chuyên viên phân tích dữ liệu doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước, ngân hàng,…
Kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phát triển phần mềm phụ trách phân tích, thống kê dữ liệu trong các công ty giải pháp công nghệ thông tin.
Nghiên cứu, giảng dạy khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, hệ thống công nghiệp,... tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
![]() |
![]() |
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Khoa học dữ liệu có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, sinh viên ngành Khoa học dữ liệu không chỉ có kiến thức chuyên ngành mà còn phải trang bị thêm kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm. Tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên sẽ được đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình – phản biện, cùng kiến thức nền tảng trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế hiện đại như tài chính, thương mại, y tế, du lịch…
Với những thông tin trên, câu hỏi "Học ngành Khoa học dữ liệu ra trường làm gì?" chắc chắn đã trở nên dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn cần tìm câu trả lời cho những câu hỏi tiếp theo như: Bạn có phù hợp với ngành Khoa học dữ liệu không? Ngành này xét tuyển tổ hợp nào? Điểm trúng tuyển là bao nhiêu? Nên học ngành Khoa học dữ liệu ở trường nào?... Hãy tìm hiểu kỹ để đưa ra lựa chọn sáng suốt cho tương lai của mình.
Xem thêm
>> Ngành Khoa học dữ liệu
>> Có nên học ngành Khoa học dữ liệu?
>> Ngành Khoa học dữ liệu là gì? Học những gì?
>> Để xét tuyển ngành Khoa học dữ liệu, cần học tốt môn nào?
>> Thời gian học ngành Khoa học dữ liệu trong bao lâu?
>> Học ngành Khoa học dữ liệu thực hành, thực tập ở đâu?
>> Học ngành Khoa học dữ liệu có dễ xin việc làm không?
>> Học ngành Khoa học dữ liệu ra trường làm gì?
>> Học ngành Khoa học dữ liệu ở đâu?
>> Top những trường đào tạo ngành Khoa học dữ liệu?
>> Ngành Khoa học dữ liệu xét tuyển những tổ hợp nào?
>> Ngành Khoa học dữ liệu xét tuyển các phương thức nào?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Khoa học dữ liệu thi khối (tổ hợp) nào?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu